Hiển thị tất cả 7 kết quả

Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học là dòng sản phẩm chống nắng được xuất hiện gần đây nhất so với kem chống nắng vật lý và có nhiều cải tiến đáng kể. Chúng hoạt động như một bộ lọc tia UV giúp bảo vệ da khỏi tác hại của những tia này.

Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng không phải là không có những nhược điểm riêng. Vậy cụ thể ra sao, mời các bạn cùng Kemchongnang.org tìm hiểu thêm về loại sản phẩm này nhé!

Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học

Co Che Hoat Dong Kem Chong Nang Vat Ly Va Kem Chong Nang Hoa Hoc (1)
Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học

Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học đó chính là chúng như một màng lọc tia UV. Các thành phần chống nắng hóa học sẽ thẩm thấu vào trong lớp biểu bì da, hấp thụ và chuyển hóa tia UV thành các tia có bước sóng và mức năng lượng thấp hơn rồi từ từ giải phóng khỏi bề mặt da.

Kem chống nắng hóa học có các thành phần hoạt chất chính rất phổ biến như Avobenzone, Oxybenzone, Octinoxate, Octisalate, Ecamsule hay Octocrylene. Đây đều là những thành phần đã được nghiên cứu và kiểm chứng khá kỹ càng, có khả năng bảo vệ cao và thẩm thấu tốt.

Tuy nhiên, khác với kem chống nắng vật lý, các thành phần trên lại ít nhiều có những tác dụng phụ khác nhau đối với một số loại da. Cụ thể, chúng có thể gây kích ứng, gây mẩn đỏ da và có thể không thích hợp với một số đối tượng như trẻ sơ sinh, trẻ em và bà mẹ mang thai.

Bên cạnh đó, chất chống nắng hóa học thường không bền, có thể mất tác dụng trong thời gian ngắn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và có thể phải thoa lại kem nhiều lần nếu hoạt động ngoài trời trong thời gian dài.

Ưu điểm

  • Kết cấu mỏng nhẹ, dễ tán đều và thẩm thấu tốt, có tính thẩm mỹ cao
  • Khả năng bảo vệ cao, dễ đạt được chỉ số chống nắng cao
  • Khó trôi ngay cả khi gặp nước hay đổ mồ hôi
  • Có thể kết hợp tốt với các sản phẩm trang điểm khác

Nhược điểm

  • Tác dụng chậm, phải sử dụng 15-20 phút trước khi ra nắng
  • Độ bền quang học thấp, phải thoa lại nhiều lần
  • Có nguy cơ gây kích ứng da đối với một số loại da yếu
  • Có thể không phù hợp với một số đối tượng
  • Phổ chống nắng hẹp, cần sự kết hợp nhiều thành phần mới đạt được độ che phủ rộng hơn

Thành phần trong kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học có thể chứa một hoặc nhiều thành phần khác nhau do mỗi thành phần có tính chất rất khác nhau. Các thành phần chính bao gồm một số cái tên như Avobenzone, Oxybenzone, Octinoxate, Octisalate, Ecamsule hay Octocrylene.

Những thành phần chống nắng hóa học có khả năng chống nắng mạnh thường có độ bền quang học không cao và ngược lại, hiếm có thành phần nào đạt được cả hai điều trên. Do vậy chúng thường được kết hợp với nhau để chống nắng phổ rộng và độ bền cao hơn.

Dưới đây là thông tin về một số thành phần tiêu biểu đó.

Avobenzone

Avobenzone với tên đầy đủ là Butyl Methoxydibenzoylmethane là chất chống nắng hóa học duy nhất có khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA được phê chuẩn tại Mỹ. (Hầu hết các chất chống nắng hóa học đều không được phê chuẩn tại Mỹ do không thể tuân theo quy định của FDA).

Avobenzone được coi là tiêu chuẩn vàng trên toàn thế giới về khả năng bảo vệ da chống lại tác động của tia UVA và đồng thời cũng là chất chống tia UVA được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Thành phần này có khả năng bảo vệ da khỏi toàn bộ phạm vi tia UVA ( từ bước sóng 310-400 nm, bao gồm cả UVA1 và UVA2) và có khả năng bảo vệ tốt nhất tại bước sóng 360 nm.

Tuy nhiên, thành phần này rất không bền, chúng có thể mất 36% khả năng bảo vệ khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong 1 giờ đồng hồ (theo Wikipedia). Đây chính là lý do khiến cho kem chống nắng hóa học phải được thoa lại nhiều lần sau vài giờ.

Do vậy, Avobenzone thường được kết hợp với các thành phần chống nắng hóa học khác để có độ bền cao hơn như Octocrylene, Tinosorb S hoặc Ensulizole.

Về độ an toàn, Avobenzone được coi là lành tính đối với hầu hết mọi loại da mà không gây kích ứng. Nồng độ tối đa cho phép được sử dụng là 5% ở EU và 3% ở Mỹ.

Oxybenzone

Oxybenzone hay Benzophenone-3 là chất chống nắng hóa học với khả năng bảo vệ khỏi tia UVB và tia UVA ngắn (tại bước sóng 280-350nm) với khả năng bảo vệ da tối đa ở bước sóng 288 nm. Đây được đánh giá là khả năng bảo vệ khá yếu.

Tuy nhiên, Oxybenzone lại có độ ổn định cao nên chúng thường được kết hợp với những thành phần khác để tăng khả năng bảo vệ. Trên thực tế, thành phần này thường được dùng như một chất ổn định quang học trong công thức mỹ phẩm hơn là một thành phần hoạt chất chống nắng chính.

Octinoxate

Octinoxate hay Ethylhexyl Methoxycinnamate là chất chống nắng hóa học được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB tại bước sóng 280-320 nm và đạt hiệu quả cao nhất ở bước sóng 310nm.

Tuy  nhiên, thành phần này không có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UVA và có độ ổn định kém. Trung bình, chúng mất khoảng 10% khả năng bảo vệ sau khoảng 35 phút. Do vậy, cần sử dụng kem chống nắng có Octinoxate được kết hợp với các thành phần khác giúp chống nắng tốt hơn.

Octisalate

Octisalate hay Octyl Salicylate hoặc Ethylhexyl Salicylate là chất chống nắng hóa học có khả năng bảo vệ da khỏi phạm vi tia UVB và một phần nhỏ phạm vi tia UVA.

Đây cũng là một thành phần thường được kết hợp với các thành phần khác để có được khả năng “chống nắng phổ rộng” vì độ ổn định quang học không cao.

Octocrylene

Octocrylene là một chất chống nắng hóa học tan trong dầu, bảo vệ da khỏi phạm vi tia UVB và một phần phạm vi tia UVA II.

Tuy khả năng bảo vệ da khỏi tia UV không cao nhưng Octocrylene lại có độ bền cao, chúng chỉ mất khoảng 10% khả năng bảo vệ trong thời gian 95 phút tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Do vậy, thành phần này thường được kết hợp để cải thiện độ ổn định của các thành phần khác. Và đặc biệt còn giúp cải thiện khả năng chống nước của kem chống nắng.

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về kem chống nắng hóa học. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về những sản phẩm cụ thể ngay bên dưới đây.

© Bản quyền thuộc về Kemchongnang.org. Vui lòng giữ nguồn khi sao chép.

-15%
81.000
-17%
99.000
-28%
140.000
-18%
160.000
-6%
150.000